Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
101427

Tiềm năng Du lịch

Ngày 26/07/2023 00:00:00

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt khu vực Suối Khoáng làng Luông và thác đẹn Cẩm Bộ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ.

Xã Thành Minh nằm ở khu vực giữa của huyện Thạch Thành, có diện tích 33,65 km2 với quy mô dân số đến tháng 6 năm 2023 là 10.016 người, mật độ dân số đạt 298 người/km2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt khu vực Suối Khoáng làng Luông và thác đẹn Cẩm Bộ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ.

1. Thác Đẹn

Tên gọi: Thác Đẹn. Địa chỉ Thôn Cẩm Bộ, xã Thành Minh

Thác Đẹn hay còn gọi là Thác Cẩm Bộ. Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 70km về phía Bắc, cách Trung tâm huyện Thạch Thành chừng 21 km và nằm về phía thượng nguồn của đập Vũng Sú. Nếu đi từ trung tâm xã Thành Minh, với quãng đường 3km, du khách di chuyển bằng xe máy chỉ mất khoảng gần 10’ là đã đến chân đập Vũng Sú.

Từ chân đập Vũng Sú, có 2 cách để di chuyển đến thác Đẹn. Cách thứ nhất, du khách có thể đi thuyền trên đập Vũng Sú khoảng 30’ sẽ đến gần chân thác. Với cách đi này, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thơ mộng của mây trời, non nước. Trên đường còn có thể ghé chân lên khu đảo rộng hơn nghìn mét vuông để nghỉ ngơi ngắm cảnh. Cách thứ 2, du khách có thể đi bộ khoảng 2,5km, mất chừng 40' theo đường rừng ven hồ Vũng Sú. Với cách đi này, sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, dịu mát và khám phá nhiều điều thú vị ở trong rừng.

nay Thác Đẹn vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa có nhiều người biết đến. UBND xã cũng đã có các phương án kêu gọi đầu tư để khai thác điểm Du lịch tại Thác Đẹn…..

2. Khu sinh thái Suối khoáng nóng

Khu suối nướng nóng tự nhiên (Vó ấm) tại thôn Luông, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Đây là khu vực do thiên nhiên ban tặng cho xã Thành Minh, hàng năm cứ vào mùa nóng thì nước rất mát và vào mùa lạnh thì nước lại nóng 60 - 70 độ, có 2 nguồn nước nóng và lạnh tự pha trộn vào nhau tạo thành nguồn nước ấm tắm rất tuyệt vời.

Suối nước nóng ở làng Luông, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chưa được nhiều người biết đến nhưng khi đến đây mọi người như lạc vào một bức tranh với khung cảnh tuyệt đẹp. Nằm cách trung tâm xã khoảng 6 km đường đất, làng Luông nằm giữa những ngọn đồi với những bãi mía, đồi keo xanh mướt. Chạy men theo bờ Hồ Bỉnh Công Đây là suối nước nóng tự nhiên, có độ nóng là khoảng trên 30 độ C, nước suối trong vắt. Mạch ngầm nước nóng nằm ở giữa khe đá chảy ra lòng rộng của suối tạo thành hồ nước nóng cảnh đẹp tự nhiên. Do làng Luông cách xa trung tâm xã, đường giao thông đi lại khó khăn nên suối nước nóng ở đây ít người biết đến mà chủ yếu phục vụ cho gần 100 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu trong làng. Đặc biệt vào mùa lạnh, người dân trong làng thường ra suối lấy nước về tắm và sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay Khu suối khoáng nóng đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho Công ty Xuân Lộc Thọ khai thác đầu tư khu sinh thái suối khoáng nóng với quy mô 48ha, vốn đầu tư ban đầu là 620 tỷ đồng. Dự án chuẩn bị đi vào đầu tư xây dựng và khai thác giai đoạn 1.

3. Hệ thống các Chùa, Đền, Đình, Nghè, Miếu, ....

Trên địa bàn xã Thành Minh ngoài các Di tích lịch sử đã nêu ở mục trên thì trên địa bàn xã Thành Minh hiệ nay còn 2 nghè tiêu biểu, đó là Nghè Phố thôn Luông và Nghè Ba Lô (Miếu) thôn Mục Long

a, Nghè phố - Thôn Luông

Tên gọi: Nghè Phố. Địa chỉ thôn Luông xã Thành Minh

Nghè phố đã có từ rất lâu đời, không biết có từ khi nào.

Còn địa danh Làng phố có từ thế kỷ thứ 17 do các nhóm hộ dân thuộc 4 dòng họ: Nguyễn Đình, Họ Lê từ Ninh Bình và Họ Bùi, Họ Quách gôc từ Hòa Bình di cư vào lập nghiệp, khai đất lập làng.

Nghè Phố thờ ông: Cao Sơn (em trai thần tản Viên Sơn). Trước kia Nghè được xây dựng ở một mô đất cao giữa thung lũng, hai bên là đồ núi cao. Với quy mô là một ngôi nhà 3 gian và 1 Hậu cung phía sau. Nghè phố được làm bằng gỗ cây lấy trên rừng, vách làm bằng tre nứa, mái lợp cỏ tranh. Nghè phố quay mặt về hướng Tây, dựa lưng vào núi

Năm 1986 khi Nhà nước cho xây dựng Đập Bỉnh công để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì Nghè phố bị chìm dưới lòng hồ Bỉnh công ngày nay.

b, Miếu Ba Lô - Thôn Mục Long

Được xây dựng từ năm 1896 đời ông cố nội ông Bùi Văn Định thôn Mục Long, xã Thành Minh.

Miếu được lập nên để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu tự. Vì vậy trong miếu bên cạnh việc thờ Thành hoàng làng còn thờ vị Thần chính là Thủy Tinh công chúa.

Đặc điểm tên gọi Ba lô: Giếng nước nằm ở ngã ba đường có 3 lỗ nước phun lên. Nước trong xanh, rất mát nên Người Mường gọi là Ba lô hay giếng Ba lô.

Ban đầu ngôi miếu được dựng bằng cây gỗ trong rừng, mái được lợp bằng cỏ tranh lấy trên rừng. Sau nhiều lần hư hỏng do thiên tai, ngày nay Miếu Ba lô được dựng bằng tường gạch chát xi măng, mái lợp blu trông như một cái am thờ đặt ngay cạnh giếng Ba lô.

Vào khoảng cuối thể kỷ 17, có dòng họ Quách, gia đình ông Quách Văn Huých về định cư sinh sống, khai hoang lập nghiệp, lập làng. Đến đầu thế kỷ 18 có dòng họ Bùi (gia đình ông Bùi Văn Thiệp) và dòng họ Nguyễn (ông Nguyễn Văn Nhân) từ Hòa Bình định cư về sinh sống. các cụ xưa chọn những nơi đất trù phú, màu mỡ có nguồn nước thuận tiện để khai phá lập làng. Đầu thế kỷ 18, thời bấy giờ chế độ Nhà nước phong kiến cuộc sống mưu sinh lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, thử thách, con người luôn cảm thấy bất an muốn có chỗ dựa về tinh thần để an tâm lập nghiệp. Chính vì vậy cụ Quách Văn Huých đã lập miếu để thờ Thành Hoàng làng để cầu cho dân làng mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.

*Nghè xóm ngoài:

Hiện nay trong làng Mục Long bên cạnh Miếu Ba Lô, còn 1 cái nghè nhỏ gọi là nghè xóm Ngoài. Xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 18 do ông Cố nội ông Quách Văn Điện gốc từ Hòa Bình định cư vào khai hoang lập nghiệp và dựng nên ngôi miếu này để thờ Thành Hoàng làng; sau khi ông mất nhân dân trong xóm ngoài việc duy trì thờ Thành Hoàng còn tôn thờ thêm ông tổ Họ Quách đã có công khai hoang lập làng và dựng miếu.

Ngày nay ngôi miếu vẫn còn và được dựng bằng cột gỗ, vách xây bằng gạch, lợp mái blu. Ngôi miếu nhìn xuống Hồ Bỉnh Công.

Ngày nay ngôi miếu vẫn còn và được dựng bằng cột gỗ, vách xây bằng gạch, lợp mái blu. Ngôi miếu nhìn xuống Hồ Bỉnh Công.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh, của huyện kinh tế xã hội của xã cũng đã có nhiều đổi thay, bộ mặt nông thôn của xã không ngừng đổi mới ngày một khang trang, hệ thống hạ tầng không ngừng được đầu tư, đặc biệt nhận thấy tiềm năng của địa phương nhiều nhà đầu tư đã đến và đầu tư tại đây góp phần thúc đẩy sự phát triển và tạo ra thêm nhiều cơ hội cho địa phương. Đây là điều kiện để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Thành Minh bước vào giai đoạn phát triển mới.

Tiềm năng Du lịch

Đăng lúc: 26/07/2023 00:00:00 (GMT+7)

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt khu vực Suối Khoáng làng Luông và thác đẹn Cẩm Bộ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ.

Xã Thành Minh nằm ở khu vực giữa của huyện Thạch Thành, có diện tích 33,65 km2 với quy mô dân số đến tháng 6 năm 2023 là 10.016 người, mật độ dân số đạt 298 người/km2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt khu vực Suối Khoáng làng Luông và thác đẹn Cẩm Bộ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ.

1. Thác Đẹn

Tên gọi: Thác Đẹn. Địa chỉ Thôn Cẩm Bộ, xã Thành Minh

Thác Đẹn hay còn gọi là Thác Cẩm Bộ. Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 70km về phía Bắc, cách Trung tâm huyện Thạch Thành chừng 21 km và nằm về phía thượng nguồn của đập Vũng Sú. Nếu đi từ trung tâm xã Thành Minh, với quãng đường 3km, du khách di chuyển bằng xe máy chỉ mất khoảng gần 10’ là đã đến chân đập Vũng Sú.

Từ chân đập Vũng Sú, có 2 cách để di chuyển đến thác Đẹn. Cách thứ nhất, du khách có thể đi thuyền trên đập Vũng Sú khoảng 30’ sẽ đến gần chân thác. Với cách đi này, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thơ mộng của mây trời, non nước. Trên đường còn có thể ghé chân lên khu đảo rộng hơn nghìn mét vuông để nghỉ ngơi ngắm cảnh. Cách thứ 2, du khách có thể đi bộ khoảng 2,5km, mất chừng 40' theo đường rừng ven hồ Vũng Sú. Với cách đi này, sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, dịu mát và khám phá nhiều điều thú vị ở trong rừng.

nay Thác Đẹn vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa có nhiều người biết đến. UBND xã cũng đã có các phương án kêu gọi đầu tư để khai thác điểm Du lịch tại Thác Đẹn…..

2. Khu sinh thái Suối khoáng nóng

Khu suối nướng nóng tự nhiên (Vó ấm) tại thôn Luông, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Đây là khu vực do thiên nhiên ban tặng cho xã Thành Minh, hàng năm cứ vào mùa nóng thì nước rất mát và vào mùa lạnh thì nước lại nóng 60 - 70 độ, có 2 nguồn nước nóng và lạnh tự pha trộn vào nhau tạo thành nguồn nước ấm tắm rất tuyệt vời.

Suối nước nóng ở làng Luông, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chưa được nhiều người biết đến nhưng khi đến đây mọi người như lạc vào một bức tranh với khung cảnh tuyệt đẹp. Nằm cách trung tâm xã khoảng 6 km đường đất, làng Luông nằm giữa những ngọn đồi với những bãi mía, đồi keo xanh mướt. Chạy men theo bờ Hồ Bỉnh Công Đây là suối nước nóng tự nhiên, có độ nóng là khoảng trên 30 độ C, nước suối trong vắt. Mạch ngầm nước nóng nằm ở giữa khe đá chảy ra lòng rộng của suối tạo thành hồ nước nóng cảnh đẹp tự nhiên. Do làng Luông cách xa trung tâm xã, đường giao thông đi lại khó khăn nên suối nước nóng ở đây ít người biết đến mà chủ yếu phục vụ cho gần 100 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu trong làng. Đặc biệt vào mùa lạnh, người dân trong làng thường ra suối lấy nước về tắm và sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay Khu suối khoáng nóng đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho Công ty Xuân Lộc Thọ khai thác đầu tư khu sinh thái suối khoáng nóng với quy mô 48ha, vốn đầu tư ban đầu là 620 tỷ đồng. Dự án chuẩn bị đi vào đầu tư xây dựng và khai thác giai đoạn 1.

3. Hệ thống các Chùa, Đền, Đình, Nghè, Miếu, ....

Trên địa bàn xã Thành Minh ngoài các Di tích lịch sử đã nêu ở mục trên thì trên địa bàn xã Thành Minh hiệ nay còn 2 nghè tiêu biểu, đó là Nghè Phố thôn Luông và Nghè Ba Lô (Miếu) thôn Mục Long

a, Nghè phố - Thôn Luông

Tên gọi: Nghè Phố. Địa chỉ thôn Luông xã Thành Minh

Nghè phố đã có từ rất lâu đời, không biết có từ khi nào.

Còn địa danh Làng phố có từ thế kỷ thứ 17 do các nhóm hộ dân thuộc 4 dòng họ: Nguyễn Đình, Họ Lê từ Ninh Bình và Họ Bùi, Họ Quách gôc từ Hòa Bình di cư vào lập nghiệp, khai đất lập làng.

Nghè Phố thờ ông: Cao Sơn (em trai thần tản Viên Sơn). Trước kia Nghè được xây dựng ở một mô đất cao giữa thung lũng, hai bên là đồ núi cao. Với quy mô là một ngôi nhà 3 gian và 1 Hậu cung phía sau. Nghè phố được làm bằng gỗ cây lấy trên rừng, vách làm bằng tre nứa, mái lợp cỏ tranh. Nghè phố quay mặt về hướng Tây, dựa lưng vào núi

Năm 1986 khi Nhà nước cho xây dựng Đập Bỉnh công để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì Nghè phố bị chìm dưới lòng hồ Bỉnh công ngày nay.

b, Miếu Ba Lô - Thôn Mục Long

Được xây dựng từ năm 1896 đời ông cố nội ông Bùi Văn Định thôn Mục Long, xã Thành Minh.

Miếu được lập nên để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu tự. Vì vậy trong miếu bên cạnh việc thờ Thành hoàng làng còn thờ vị Thần chính là Thủy Tinh công chúa.

Đặc điểm tên gọi Ba lô: Giếng nước nằm ở ngã ba đường có 3 lỗ nước phun lên. Nước trong xanh, rất mát nên Người Mường gọi là Ba lô hay giếng Ba lô.

Ban đầu ngôi miếu được dựng bằng cây gỗ trong rừng, mái được lợp bằng cỏ tranh lấy trên rừng. Sau nhiều lần hư hỏng do thiên tai, ngày nay Miếu Ba lô được dựng bằng tường gạch chát xi măng, mái lợp blu trông như một cái am thờ đặt ngay cạnh giếng Ba lô.

Vào khoảng cuối thể kỷ 17, có dòng họ Quách, gia đình ông Quách Văn Huých về định cư sinh sống, khai hoang lập nghiệp, lập làng. Đến đầu thế kỷ 18 có dòng họ Bùi (gia đình ông Bùi Văn Thiệp) và dòng họ Nguyễn (ông Nguyễn Văn Nhân) từ Hòa Bình định cư về sinh sống. các cụ xưa chọn những nơi đất trù phú, màu mỡ có nguồn nước thuận tiện để khai phá lập làng. Đầu thế kỷ 18, thời bấy giờ chế độ Nhà nước phong kiến cuộc sống mưu sinh lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, thử thách, con người luôn cảm thấy bất an muốn có chỗ dựa về tinh thần để an tâm lập nghiệp. Chính vì vậy cụ Quách Văn Huých đã lập miếu để thờ Thành Hoàng làng để cầu cho dân làng mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.

*Nghè xóm ngoài:

Hiện nay trong làng Mục Long bên cạnh Miếu Ba Lô, còn 1 cái nghè nhỏ gọi là nghè xóm Ngoài. Xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 18 do ông Cố nội ông Quách Văn Điện gốc từ Hòa Bình định cư vào khai hoang lập nghiệp và dựng nên ngôi miếu này để thờ Thành Hoàng làng; sau khi ông mất nhân dân trong xóm ngoài việc duy trì thờ Thành Hoàng còn tôn thờ thêm ông tổ Họ Quách đã có công khai hoang lập làng và dựng miếu.

Ngày nay ngôi miếu vẫn còn và được dựng bằng cột gỗ, vách xây bằng gạch, lợp mái blu. Ngôi miếu nhìn xuống Hồ Bỉnh Công.

Ngày nay ngôi miếu vẫn còn và được dựng bằng cột gỗ, vách xây bằng gạch, lợp mái blu. Ngôi miếu nhìn xuống Hồ Bỉnh Công.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh, của huyện kinh tế xã hội của xã cũng đã có nhiều đổi thay, bộ mặt nông thôn của xã không ngừng đổi mới ngày một khang trang, hệ thống hạ tầng không ngừng được đầu tư, đặc biệt nhận thấy tiềm năng của địa phương nhiều nhà đầu tư đã đến và đầu tư tại đây góp phần thúc đẩy sự phát triển và tạo ra thêm nhiều cơ hội cho địa phương. Đây là điều kiện để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Thành Minh bước vào giai đoạn phát triển mới.

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC